Quảng Nam là vùng đất có vị trí chiến lược, nơi hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau; nơi sản sinh nhiều thế hệ danh nhân; mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là kinh đô của vương quốc Chămpa. Sau cuộc “bình Chiêm” của Lê Thánh Tông năm 1471, Quảng Nam chính thức trở thành Đạo Thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt. Trong tiến trình hơn 550 năm gia nhập và phát triển cùng quốc gia, dân tộc, Quảng Nam thể hiện vai trò là phên giậu, tiền đồn để ông cha ta mở cõi về phương Nam, xác lập chủ quyền, tổ chức quản lý; là nơi khởi phát và cũng là trung tâm của các phong trào yêu nước, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ… Do đó, lịch sử vùng đất này gắn liền với lịch sử khai lập, tổ chức quản lí và mở mang bờ cõi về phía Nam của dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, truyền thống yêu nước, kiên cường vượt gian khó, năng động và sáng tạo của người dân xứ Quảng tiếp tục được phát huy trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Sau gần 25 năm chia tách Quảng Nam và Đà Nẵng, Quảng Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Với ý nghĩa như vậy, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia “Quảng Nam: Lịch sử khai lập và tổ chức quản lí”.
Sau khi phát hành Thông báo số 1 và 2, Ban Tổ chức đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước gửi bài cho Hội thảo. Nhằm tạo điều kiện để các nhà khoa học tiếp tục gửi bài và công bố các kết quả khoa học mới về chủ đề nói trên, Ban Tổ chức thông báo sẽ tiếp tục nhận bài báo toàn văn của các tác giả gửi đến Hội thảo (kể cả các tác giả chưa gửi tóm tắt bài báo). Thông tin để gửi bài cho Hội thảo như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Chào mừng kỉ niệm 550 danh xưng Quảng Nam - sự kiện đánh dấu Quảng Nam chính thức gia nhập lãnh thổ Đại Việt.
- Chào mừng kỉ niệm 25 năm ngày tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Tạo ra một diễn đàn để các tổ chức, cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học, học viên, sinh viên… công bố các kết quả nghiên cứu mới, trao đổi học thuật, tìm kiếm cơ hội hợp tác, cũng như đưa ra các định hướng để phát triển Quảng Nam và Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
II. CÁC CHỦ ĐỀ HỘI THẢO
1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của vùng đất Quảng Nam: đặc điểm, điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tiềm năng phát triển.
2. Lịch sử khai khẩn của vùng đất Quảng Nam: quá trình khai khẩn, các luồng di dân.
3. Làng xã trong lịch sử của vùng đất Quảng Nam: địa danh làng xã, lịch sử hình thành và phát triển làng xã, văn hóa làng xã, vai trò của làng xã.
4. Tổ chức bộ máy chính quyền ở Quảng Nam qua các thời kỳ lịch sử.
5. Quảng Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc: kháng chiến chống ngoại xâm, chủ quyền biển đảo, bảo vệ vùng biên giới.
III. THỂ LỆ VIẾT BÀI VÀ XUẤT BẢN TẠI HỘI THẢO
1. Thể lệ viết bài
- Bài báo chưa được đăng ở bất kỳ một ấn phẩm thông tin nào.
- Bài báo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
- Toàn văn bài báo: không quá 7000 từ.
- Tóm tắt bài báo: từ 150 - 250 từ.
- Từ khóa: tối thiểu 5 từ.
- Bài viết sử dụng font Times New Roman, mã Unicode, cỡ chữ 12; khổ giấy A4; canh lề tự động; chú thích đặt ở cuối trang theo chế độ footnote tự động; tài liệu tham khảo đặt ở cuối bài viết theo quy định sau:
+ Đối với các tài liệu là sách, luận văn, báo cáo: Tên tác giả hoặc Cơ quan ban hành, Tên sách (hoặc luận văn, báo cáo), Nhà xuất bản, Năm xuất bản;
+ Đối với các tài liệu là bài báo: Tên tác giả, “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Tập (số), Nhà xuất bản, Năm xuất bản, Số trang (từ trang - đến trang);
+ Đối với các tài liệu là website: Tên tác giả, Tên bài viết, Link truy cập, Ngày tháng năm truy cập.
- Cuối báo cáo ghi rõ các thông tin của tác giả/các tác giả: Họ và tên; chức danh khoa học; học hàm, học vị; cơ quan đang công tác; địa chỉ; số điện thoại và email liên hệ.
2. Xuất bản tham luận của hội thảo
Các bài viết được lựa chọn sau khi phản biện bởi các nhà khoa học sẽ được xuất bản dưới một trong hai hình thức:
- Xuất bản Kỷ yếu khoa học có chỉ số ISBN;
- Lựa chọn một số bài chất lượng để xuất bản trong Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục.
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
- Thời gian: ngày 27/8/2022.
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, số 459 Tôn Đức Thắng, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
V. THỜI HẠN GỬI BÀI TOÀN VĂN VÀ ĐĂNG KÝ THAM DỰ
- Gửi toàn văn bài tham luận: trước ngày 25/7/2022.
- Đăng ký tham dự Hội thảo: trước ngày 15/8/20222.
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo xin liên hệ:
- TS. Lê Thị Thu Hiền, Phó Trưởng khoa Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Email: ltthien@ued.udn.vn. Điện thoại: 0834 333 559;
- TS. Nguyễn Văn Sang, Phó Trưởng phòng Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Email: nvsang@ued.udn.vn. Điện thoại: 0905 656 048.
Địa chỉ email nhận đăng ký tham dự, tóm tắt, toàn văn bài báo khoa học: hoithaolichsu2022@ued.udn.vn.
Thông tin Hội thảo sẽ được đăng tải trên website: https://ued.udn.vn/; http://his.ued.udn.vn.
Thông tin chi tiết xin xem ở tệp đính kèm: thong-bao-so-3.pdf
Trân trọng./.
TM. BAN TỔ CHỨC
TRƯỞNG BAN
(Đã kí)
PGS.TS. Lưu Trang